Lưu ý khi cho con đi du học
Khi kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu cho con đi du học ngày càng nhiều. Đây là một lựa chọn khá tốt khi các con tiếp thu được nền giáo dục hiện đại và tăng khả năng hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, không phải trường hợp đi du học nào cũng thành công quay trở về. Chắc hẳn các cha mẹ rất băn khoăn khi cho các công chúa, quý tử rời xa vòng tay mình và đi du học.
Bài viết này dựa trên kinh nghiệm thu thập sau quá trình du học của bản thân và quan sát những người tương tự xung quanh. Hy vọng nó sẽ cung cấp được một số lưu ý cho các bậc cha mẹ trước khi quyết định cho con đi du học.
-
Cho con đi học tuổi nào thì phù hợp
- Có vài người bạn nói với tôi họ muốn cho con họ đi càng sớm càng tốt kể cả khi đứa bé chưa đầy 5 tuổi. Đúng là cho con đi học sớm là một sự hy sinh rất lớn của cha mẹ, đổi lại đứa con sẽ thích nghi cực kỳ nhanh và khi lớn lên sẽ hành xử y như người bản xứ. Tuy vậy, tôi chỉ có thể nói rằng, cho nó đi sớm như vậy là mất con đấy nhé.
- Tôi từng dạy thêm cho 2 bé 4 và 6 tuổi học anh văn khoảng nửa năm khi còn đang học cấp 2. Sau đó tôi dọn nhà đi, và 1 năm sau gặp lại, 2 bé đã quên luôn tôi là ai.
- Tôi có bà giáo sư vì quá bận rộn công việc, công tác khắp thế giới, bà gửi con về cho nước cho mẹ mình nuôi vài năm, sau đó gửi các con đi học nội trú ở một ngôi trường trong TOP của Mỹ. Dù con bà sau khi trưởng thành ai cũng rất thành công giỏi giang như mẹ, nhưng tình gia đình thì không thắm thiết. Và họ không hiểu nhau, đôi khi họ cũng hành động như người xa lạ nhưng có sự quan tâm nhau nhất định.
- Nếu cho con đi du học từ nhỏ, cha mẹ hãy đi cùng con, đó là cách tốt nhất vì tính cách của con một phần bị ảnh hưởng do người nuôi dưỡng
- Vậy cho con đi học từ cấp 2, cấp 3 hay bắt đầu đại học?
- cấp 2 thì còn quá sớm. cấp 3 và đại học thì tạm ok khi bạn đã trang bị cho con những điều cần thiết cho cuộc sống xa nhà.
- Như vậy, điều này phụ thuộc nhiều vào kỹ năng bạn trang bị trước cho con và nơi bạn sẽ gửi gắm con mình ở khi ở xa nhà. Đó là
- Tự chăm sóc bản thân, biết làm việc nhà, nấu nướng nhẹ, biết phân biệt đúng sai, biết chọn người tốt xấu, biết về gia đình mình- hoàn cảnh gia đình mình, biết trân trọng cuộc sống và yêu quí gia đình (vì chỉ khi yêu và trọng gia đình, các con sẽ biết yêu bản thân và cố gắng học cho tốt)
- Có vài người bạn nói với tôi họ muốn cho con họ đi càng sớm càng tốt kể cả khi đứa bé chưa đầy 5 tuổi. Đúng là cho con đi học sớm là một sự hy sinh rất lớn của cha mẹ, đổi lại đứa con sẽ thích nghi cực kỳ nhanh và khi lớn lên sẽ hành xử y như người bản xứ. Tuy vậy, tôi chỉ có thể nói rằng, cho nó đi sớm như vậy là mất con đấy nhé.
-
Liệu con bạn đã sẵn sàng đi du học – Con bạn đã có thể tự lo cho bản thân được chưa? đã phân biệt được đúng sai? đã có quan điểm cá nhân rõ ràng chưa?
- Đây là một vấn đề khá quan trọng vì điều này góp phần quyết định không nhỏ đến thành công của quá trình du học. Nó giúp đứa trẻ tự quyết được một số vấn đề cá nhân khi một mình nơi xứ người, ví dụ như:
- tự biết chăm sóc bản thân mà không phải mỗi ngày đều điện thoại về nhà khóc lóc với mẹ. Và ba mẹ ở nhà cũng ít lo lắng hơn việc con ăn ngủ thế nào, có biết giặt giũ, ủi đồ không
- Biết chọn bạn mà chơi vì nơi xứ lạ cô đơn, các con luôn mong muốn tìm bạn tâm sự, vui chơi chung và cũng có thễ rất dễ dàng học những điều xấu từ bạn bè không tốt. Các bé gái sẽ có khả năng rơi vào cuộc sống thử dễ dàng hơn vì không có cha mẹ bên cạnh kiểm soát, các bé trai có xu hướng nhậu nhẹt nhiều hơn và tất cả đều dẫn đến việc bê trễ học hành
- Đây là một vấn đề khá quan trọng vì điều này góp phần quyết định không nhỏ đến thành công của quá trình du học. Nó giúp đứa trẻ tự quyết được một số vấn đề cá nhân khi một mình nơi xứ người, ví dụ như:
-
Tài chính du học – Bạn đã chuẩn bị đủ tài chính cho suốt quá trình học và ăn ở cho con chưa?
- Tất nhiên ở đây chúng ta vẫn khuyến khích con trẻ kiếm việc làm thêm để tự lo cho mình khi ở nước ngoài, điều này vừa giúp con có thêm thu nhập, có kinh nghiệm đi làm và đồng thời giúp con hòa nhập cuộc sống mới cũng như thích nghi với người bản xứ nhanh hơn.
- Tuy nhiên, khi bạn cho con biết mình không có nhiều tài chính, con đi học và hãy cố gắng thêm để tự lo, thì khi đó con sẽ lo lắng và khao khát kiếm việc làm để hỗ trợ gia đình, việc lo lắng này có thể ảnh hưởng đến việc học của con. Hoặc nếu đi làm nhiều, thời gian con dành cho việc học cũng sẽ giảm lại
-
Chọn quốc gia nào để đi du học?
- Có nhiều quốc gia cho bạn chọn lựa đi du học như Anh, Pháp, Mỹ, Úc, New Zealand, Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore, Nhật Bản…. Mỗi nước đều có một cái hay riêng khi chọn lựa đi học. Ví dụ như Singapore thì gần, thăm nhau thường xuyên được, Mỹ thì xa, vé đi lại thì mắc, Đài Loan thì học phí rẻ bằng cấp cũng quốc tế….
- Tôi nhớ bà giáo sư người Mỹ của tôi từng dạy như thế này: “Hardvard hay Oxford không phải là họ dạy hay hơn, vì giáo viên của họ vẫn hợp tác với những trường khác. Nhưng! Những trường tư đẳng cấp này sở dĩ học phí rất mắc vì nó cung cấp một môi trường. Một môi trường mà trong đó là những đứa con của các giám đốc tập đoàn, con của tài phiệt, con của các lãnh tụ các quốc gia đến học, thì ít nhiều gì con bạn của sẽ có những ảnh hưởng tích cực. Và hơn hết, nó sẽ có những mối quan hệ vô giá sau khi ra trường….”
- Triết lý này hy vọng sẽ là lời giải đáp giúp các cha mẹ đưa ra quyết định chon quốc gia nào, hay trường nào khi cho con đi du học.
-
Cho con ở KTX hay ở homestay hay ở nhà người thân
- KTX cũng có cái hay của KTX khi con bạn đã đủ trưởng thành. Cha mẹ cũng cần tham quan ktx của con, xin số dt của người phụ trách KTX để có thể liên lạc khi cần
- Ở Homestay nghĩa là ở chung nhà với người bản xứ, họ sẽ giúp mình quản lý, nấu ăn và chăm sóc nhẹ cho các con. Việc này cũng có vài lưu ý
- Em trai tôi cũng từng ở homestay với 1 gia đình của 2 vợ chồng già ở Canada, họ có con cái đi làm xa và ở riêng nên nhận nuôi du học sinh cho đỡ buồn. Tuy nhiên, họ ăn kiêng, nên thằng bé dù đang tuổi ăn tuổi lớn cũng chỉ được ăn rau là chủ yếu mặc dù đóng tiền ăn đầy đủ. Nhiều đêm lạnh buốt ở Canada, thằng bé đói quá nên mò ra vườn hái carot ăn. Đến khi ông anh ở thành phố khác đến thăm mang cho được 2 thùng mì gói thì hạnh phúc như vỡ òa.
- Homestay với gia đình bản xứ cái hay là học được văn hóa của họ, thứ mà sách vở không bao giờ dạy được vì nó là cái cần phải cảm nhận và tự mình quan sát. Học và cảm nhận được văn hóa mới là thứ kinh nghiệm quý báu mà không phải du học sinh nào có được. Tôi cũng từng may mắn ở chung nhà với người Singapore và người Ấn Độ khi đi học ở Singapore nên biết khá nhiều thứ thú vị, giúp tôi biết cách giao tiếp và làm việc với họ tốt hơn trong quá trình làm việc sau này.
- Cha mẹ nói chuyện qua với chủ nhà để có thể tư vấn với con mình khi bé đến ở, vì từ kinh nghiệm của người lớn, cha mẹ có thể hiểu được tính tình của chủ nhà và từ đó quyết định việc có cho con ở hay không hay là con mình cần lưu ý gì khi ở đó để tránh làm gia chủ không vừa ý…
- Lựa chọn khác là ở nhà người thân. Lựa chọn này đa số người Việt đều cho là lựa chọn tốt nhất cho con. Nhưng, ngoài cái lợi nhìn thấy được như tiết kiệm, có người thân bên con, thì nó cũng có mặt trái nhất định mà ít ai nhìn thấy
- Tôi có chị bạn gom góp tiền cho đứa con đang học cấp 2 qua Mỹ học, ở nhà người chị chồng. 5 tháng sau hỏi lại thì chị ấy nói thằng bé đã quay về tiếp tục học ở VN vì không thể ở nhà bà bác xét nét khó tính
- Tôi có thằng em đi học ở nhà ông anh, sau nửa năm cũng tìm mọi cách đi làm thêm kiếm tiền rồi thuê phòng ở ngoài ở vì bà chị dâu nhìn ngó xét nét quá khiến nó ngộp thở
- Tôi có đứa học trò theo gia đình xuất cảnh. kế hoạch của gia đình em là ở nhà người bác đã bảo lãnh cho cả nhà vì nhà bác neo người và rộng rãi. Tôi nói em về khuyên cha mẹ làm gì thì làm hãy thuê nhà ở riêng. Ba mẹ em không chịu. Con bé sau một thời gian có thái độ buồn chán, cho rằng thà ở VN sướng hơn. Tìm hiểu kỹ thì là do bà bác khó tính quá, suốt ngày la lối quát nạt và tâm lý ăn nhờ ở đậu thiệt không dễ dàng gì.
- Bạn hãy tưởng tượng, bạn nuôi một thằng cháu mà chỉ gặp nó 2,3 lần từ khi nó còn bé đến giờ, cảm giác của bạn thế nào? lối sống của nó thế nào liệu có hợp với gia đình mình không? đến con của mình đôi khi còn bực mình la lối, trong khi con người khác la thì khó, không là thì khổ….. bạn sẽ hiểu cảm giác của người giám hộ.
- Tuy nhiên, nếu bạn chuẩn bị trước tinh thần cho con về người thân mà nó sắp ở cùng, và cho con biết người ấy sẽ thay cha mẹ dạy dỗ con, xây dựng mối quan hệ cho họ từ từ và bạn hạn chế can thiệp vào chuyện họ dạy dỗ con bạn thì mọi chuyện chắc chắn sẽ khác.
- Những lựa chọn này cũng sẽ ảnh hưởng khá nhiều đến việc phát triển tiếng Anh hay ngôn ngữ địa phương cho con. Vì nếu ở với cộng đồng người Việt nhiều quá, tiếng Anh của còn sẽ phát triển và hòa nhập khá chậm so với những đứa trẻ khác.
-
Chi tiêu khi đi du học
- Bạn cần biết về học phí , và các loại chi phí của con một cách rõ ràng. Đây là một vấn đề khá thú vị vì tôi từng ở chung phòng với 1 cô bé ngày thì ngủ, đêm thì đi bar, đi học bữa đực bữa cái, lúc hết tiền chỉ alo về nhà cho mẹ “con hết tiền rồi” và lại có tiền tiếp để đi bar. Vậy vấn đề tôi muốn đề cập ở đây là gì? “Khi con bạn ở nước ngoài, nó kêu hết tiền thì giá nào bạn cũng sẽ gửi vì lo sợ con chết đói, nhưng tiền đó xài vào việc gì thì chỉ có con bạn mới biết”. Do đó, bạn cần hiểu rõ các khoản sinh hoạt phí và có thể cho con dư hơn một ít chứ không phải là quá nhiều.
Tất nhiên là có rất nhiều trường hợp đi du học thành công. Tuy chỉ là một số ít gặp khó khăn, nhưng cũng là một vài lưu ý cho cha mẹ để chuẩn bị cho con một cách tốt nhất