Cuộc sống New Zealand Kinh nghiệm làm hồ sơ

Visa định cư New Zealand

Cách đây 10 năm là lần đầu tiên mình biết di dân là có thật. trước giờ coi phim Hồng Kong vẫn thấy nói về khái niệm di dân đi Mỹ nhưng không quan tâm lắm vì nghĩ chắc Hong Kong nó dễ đi. Đến tháng 7/2008 mới nghe ông anh bà chị đã làm hồ sơ xong và chuẩn bị sang Úc theo diện làm hồ sơ di dân skill worker. Lòng hơi ghen tị một tí vì thấy anh chị ấy đi nhập cư nước ngoài luôn rồi kìa, Úc nữa chứ, còn mình thì chuẩn bị sang Taiwan học. Hồi đó nghe Úc, New, Mỹ gì ham lắm nhưng học phí mắc quá nên kg dám đu dây điện. Nghe anh chị nói vậy, ganh tí rồi thôi, mừng cho anh chị. Rồi quên luôn

Đến khi thấy anh chị ở Úc vui quá, đẹp quá, mấy đứa nhỏ cũng đi du học này nọ, con mình thì vẫn ở VN, cộng thêm n thứ nản như bài trước đã kể thì mình bắt đầu quan tâm đến 2 chữ di dân. Cái tính kỳ, đã nghĩ đến cái gì thì phải mò cho ra ngay lập tức. Thế là dành nguyên 1 tuần, thức khuya dán mắt vào màn hình tìm hiểu các nước coi nước nào nó chịu chứa mình.

Châu Âu thì không màng tìm hiểu vì tin lời bà Vanga, nó sẽ bị khủng bố thao túng sớm thôi. nói thiệt tình, khi đọc được cái tin đó, mình hơi mê tín tí, nhưng nếu phân tích kỹ, sau vụ Syria và dòng người tràn qua Châu Âu, khủng hoảng, khủng bố ở Châu Âu thì mình tin điều này sẽ xảy ra không sớm thì muộn. Ai khẳng định được rằng nhóm người tràn qua Châu Âu mà người Đức đang tiếp nhận hay các nước khác đang cho tị nạn không có phần tử khủng bố trà trộn trong đó….. đáng nghi lắm chứ nhỉ!!! ??

Những nước mình lọc ra và đang có chương trình di dân khá nổi bật là Úc, New Zealand, Canada và Mỹ.

Visa định cư

Ở đây, với kinh nghiệm bản thân, mình chỉ trích dẫn vài loại hình xin định cư mà chúng ta hay làm, một số loại khác ví dụ như Visa dành cho những người tài năng hay được chính phủ bảo lãnh … thì mình không kể ra đây nhé.

  •  Visa dạng đầu tư. Nếu bạn đã và đang có công ty tại VN, có tài chính tốt thì xem xét chương trình di dân theo dạng đầu tư.  Ở dạng này, ngoài việc minh chứng việc bạn có cty, có kế hoạch đầu tư tốt tại nước sở tại, tiếng Anh ….  thì bạn cần một số tiền khá lớn theo yêu cầu mới nhất của mỗi nước vào khoảng từ 500.000 đến 1 triệu $ tùy theo mỗi quốc gia. Đối với NZ thì yêu cầu đầu tư 3 triệu đô NZ. Mỗi năm NZ cấp khoảng 400 suất cho visa loại này. Tham khảo thêm tại đây https://www.immigration.govt.nz/new-zealand-visas/apply-for-a-visa/about-visa/investor-investor-2-resident-visa
  •  Visa dạng khởi nghiệp. Bạn có thể kiểm tra điều kiện của visa này tại : https://www.immigration.govt.nz/new-zealand-visas/apply-for-a-visa/about-visa/entrepreneur-resident-visa
  • Nếu bạn có ngành nghề trong ngành thiếu hụt của quốc gia đó, bạn có thể apply theo dạng Skill worker. Danh sách ngành nghề thiếu hụt này thông thường khoảng 3-6 tháng sẽ được chính phủ cập nhật mới với số lượng ngành nghề có thể giảm. Do đó, bạn nào có ý định đi theo dạng này thì nhanh chóng cập nhật và thúc đẩy hồ sơ nhanh nhất có thể trước khi danh sách đó được cập nhật theo hướng bất lợi. 
    • Các bạn tham khảo danh sách ngành nghề cập nhật vào cuối năm 2017 của sở di trú New Zealand cho những ai có ý định xin định cư hay làm hồ sơ di dân tại đây : http://skillshortages.immigration.govt.nz/
    • Kiểm tra xem bạn có đủ số điểm để làm hồ sơ định cư theo dạng ngành nghề (skill migrate) đi New Zealand không? https://www.immigration.govt.nz/new-zealand-visas/apply-for-a-visa/tools-and-information/tools/points-indicator-smc-28aug
visa dinh cu
Một số thay đổi của Imm NZ giữa năm 2017
 
  • Nếu bạn có ý định du học, hãy chọn học những ngành trong danh sách long term skill shortage của họ, sau khi tốt nghiệp, xin việc làm trong ngành thiếu hụt đó thì nộp đơn xin định cư lại nước sở tại. 
  • Hãy quen và lấy 1 người Kiwi
 

với các nước khác, mình đã tìm hiểu sơ và vì ngành nghề của mình không nằm trong danh sách thiếu hụt của họ nên mình đã bỏ qua. Tuy nhiên, hiện nay Canada cũng đang có rất nhiều chính sách mở cho các visa định cư, đặc biệt là cho các bạn du học sinh và đầu tư ở một số bang nhất định.

Trước khi tìm đến các agent để tìm hiểu, các bạn nên tự mình làm một nghiên cứu đầy đủ về các chính sách nhập cư của các quốc gia để tự định hướng mình trước. Tất cả các thông tin này luôn có rất rõ ràng trên website của Bộ di trú các nước.

Nhớ có lần mình nói chuyện với 2 agent sau 1 tuần tìm hiểu, khi nghe tư vấn qua điện thoại mình bị 2 agent này từ chối ngay lập tức vì họ nói mình không đủ điều kiện. Nhưng với nghiên cứu của mình trước đó thì mình chắc chắn mình đủ khả năng, thế là tìm đến 1 agent khác và đã được chấp nhận rằng hồ sơ mình đủ điều kiện để tiến hành các thủ tục cần thiết.

Các bạn chờ xem bài viết về quy trình nộp hồ sơ định cư New Zealand trong bài sau của mình nhé.

*** gần đây nhất chính Phủ NZ đã có một số thay đổi khó khăn hơn cho các hồ sơ định cư dạng nghề nghiệp. Mình sẽ bàn về nó trong bài viết sau nhé.

 

Related posts

Leave a Comment

Contact Me on Zalo